Năm 2024 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của UBND tỉnh và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bình Dương xác định, 2024 là năm vững vàng, bứt phá, tăng tốc, tập trung nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
Tỉnh sẽ triển khai thực hiện chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình chiến lược quốc gia về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó đặt ra yêu cầu kế hoạch chuyển đổi số phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian và rõ trách nhiệm gắn với bố trí nguồn lực phù hợp. Các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phải định lượng được, dễ triển khai, dễ đánh giá, dễ kiểm tra giám sát, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triển khai đánh giá, nghiêm khắc phê bình những cá nhân đơn vị chậm trễ, không theo kế hoạch. Mục tiêu là phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương đạt Top 10 trong các tỉnh, thành phố về chỉ số chuyển đổi số.
Để xây dựng chính quyền số, trong năm 2024, tỉnh sẽ tăng cường phát triển chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, đảm bảo 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện, hồ sơ công việc được xử lý trực tuyến, số hóa kết nối liên thông toàn trình cơ sở dữ liệu phần mềm nghiệp vụ hỗ trợ xử lý toàn trình trên môi trường mạng. Cán bộ công chức, viên chức làm việc hoàn toàn trên môi trường mạng thông qua các nền tảng số của quốc gia và địa phương. Phấn đấu trong năm 2024, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương. Trong đó sẽ có trên 50% người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ xa tại nhà, 100% trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử.
Hoạt động kinh tế số được triển khai theo kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn. Hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước.
Toàn tỉnh hiện có 45 nghìn/65 nghìn doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng số. Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cũng như các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đơn cử như triển khai đánh giá quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh sẽ đầu tư Khu công nghệ thông tin tập trung, mô hình sản xuất thông minh, số hóa chuyển đổi số các ngành logistics, công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ triển khai xây dựng vùng động lực công nghiệp CNTT thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đến năm 2050, Bình Dương là thành phố thông minh; Trung tâm công nghiệp hiện đại; Trung tâm dịch vụ chất lượng hàng đầu châu Á. Tỉnh cũng hướng đến là một trong các địa phương đi đầu trong hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính "Net-zero 2050".
Về xã hội số: Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số 100% cơ sở giáo dục, 60% các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và bệnh viện tư nhân trên địa bàn có triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 1,2 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh mức 2; 70% đối tượng an sinh xã hội được chi trả qua tài khoản, các sở ngành, địa phương đã triển khai 8 thành phần cơ bản của xã hội số như: cáp quang băng rộng, điện thoại thông minh, tài khoản định danh và xác thực điện tử, chữ ký số cá nhân, tài khoản thanh toán số, tài khoản dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số cơ bản, kỹ năng an toàn thông tin cơ bản để dần hình thành công dân số.
" alt=""/>Bình Dương phấn đấu đạt Top 10 cả nước về chỉ số chuyển đổi sốTrong tuyên bố khai mạc diễn tập, ông Phan Thái Dũng, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, tình hình an toàn thông tin có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo trên không gian mạng toàn cầu.
Các cuộc tấn công mạng không chỉ là mối đe dọa đến tình hình chính trị, an ninh quốc gia mà còn đe dọa tới hoạt động của mọi cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Ông Phan Thái Dũng chỉ rõ, đối phó kịp thời với sự cố một cách nhanh chóng giúp tổ chức giảm thiểu thiệt hại, hạn chế các lỗ hổng, ngăn chặn mã độc tấn công, phục hồi các quy trình dịch vụ một cách nhanh nhất và giảm thiểu rủi ro an ninh mà các sự cố trong tương lai gây ra.
“Diễn tập thường xuyên giúp tăng cường năng lực tổ chức ứng phó sự cố cho các tổ chức, đồng thời giúp cho tổ chức có thể chuyển từ biện pháp phòng vệ thụ động sang tích cực chủ động phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Từ đó, bảo đảm phát hiện sớm được những nguy cơ, mối đe dọa và nâng cao năng lực bảo vệ hệ thống thống tin quan trọng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng”, ông Phan Thái Dũng nhấn mạnh.
Trước thực trạng các cuộc tấn công vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính được dự báo tiếp tục gia tăng, tại DF Cyber Defense 2022, các chuyên gia NCSC đưa ra tình huống giả định được xây dựng như một mô hình hệ thống thông tin thu nhỏ của 1 tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, các đội tham gia diễn tập nhận được 1 tệp tin logs của hệ thống máy chủ email và phải thực hiện tấn công vào bên trong hệ thống thông tin của tổ chức để tìm ra các điểm yếu bảo mật.
Trong 3 giờ liên tục của chương trình diễn tập vào chiều ngày 11/10, 60 đội với 200 chuyên gia tác chiến không gian mạng đến từ hơn 50 ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam sẽ tìm kiếm lời giải cho bài toán bảo mật của ngân hàng. Các đội diễn tập sẽ cạnh tranh giành vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng ngay tại “chiến trường không gian mạng” của DF Cyber Defense 2022.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, để tham gia diễn tập, đội ngũ chuyên gia của các ngân hàng không chỉ cần trang bị kiến thức liên quan đến phòng thủ, ứng cứu sự cố một cách truyền thống mà còn cần kỹ năng, chuyên môn liên quan đến việc tìm kiếm, tấn công và khai thác điểm yếu bảo mật. Những kỹ năng này sẽ giúp cho các đội chủ động hơn trong việc bảo vệ an toàn cho các hệ thống thông tin hay còn gọi là kỹ năng phòng thủ chủ động.
Ngoài ra, tham gia diễn tập DF Cyber Defense 2022 còn là dịp để các chuyên gia công nghệ trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm bảo mật, phòng chống tấn công mạng ngành ngân hàng, tài chính.
Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2020, diễn tập DF Cyber Defense đã thu hút sự tham gia của 30 đơn vị tiêu biểu của lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong đó có 21 ngân hàng và chương trình diễn tập cũng được bình chọn là một sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng.
Vân Anh
" alt=""/>Tấn công mạng luôn là mối đe dọa thường trực của các ngân hàng